Là một người mang thai, có vẻ như mỗi khi bạn muốn làm một việc gì đó, bạn sẽ được bảo là không được làm như vậy. Đối mặt với một danh sách dài những điều bạn không nên làm khi đang mang thai, điều đó có thể làmbạn bắt đầu cảm thấy như không có gì là an toàn cho bạn và đứa bé. Bạn biết rằng bạn nên ăn, ngủ và tập thể dục để giữ sức khỏe, nhưng có vẻ vẫn còn nhiều thứ bạn chưa rõ liệu bạn có được làm hay không. Ví dụ như bơi lội. Nó an toàn không? Câu trả lời là có.
Bơi có an toàn khi mang thai không?
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists), bơi lội là một trong những hình thức tập thể dục an toàn nhất khi mang thai. (Nhưng trượt nước, lặn và lặn biểnvới bình dưỡng khí không được khuyến khích vì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thương cao hơn).
Bơi thậm chí là một hình thức tập thể dục được phê duyệt trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) vì những lợi ích sức khỏe đáng kể mà nó mang lại trong khi không gây căng thẳng nhiều cho cơ thể. Nếu bạn lo lắng về việc mất sức chịu đựng và sức mạnh cơ bắp trong IVF do hạn chế hoạt động, bơi lội là một cách an toàn để duy trì mức độ thể lực hiện tại của bạn.
Bơi lội là một bài tập tác động thấp, xây dựng sức mạnh và khả năng hiếu khí (aerobic). Bằng cách tập trung vào các bài tập xây dựng sức mạnh cốt lõi và không làm xoắn bụng, bạn có thể tập luyện bơi lội an toàn ngay cả trong giai đoạn cuối của thai kì.
Những ý kiến khác
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù hoạt động bơi lội thường được coi là an toàn khi mang thai, nhưng nó có thể không được chấp thuận cho những phụ nữ có bị hạn chế hoạt động do biến chứng thai kỳ hoặc mắc một số vấn đề về sức khoẻ. Tốt nhất bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về tình huống cụ thể của bạn.
Nhận thức được rủi ro
Khi đi bơi, bạn chỉ nên bơi ở những khu vực bạn biết là an toàn. Hãy nhớ rằng bạn có thể bị mệt nhanh hơn so với khi bạn không mang thai, hãy chú ý nếu bơi xa bờ. Bạn cũng nên đọc các bài nghiên cứu về vi khuẩn trong nước trước khi đi bơi.
Theo dõi nhiệt độ
Ngoài ra, nên tránh bơi trong nước ấm khi mang thai vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Nhiệt độ của bạn không nên tăng lên 39°C vì em bé của bạn đang phát triển bên trong, việc sử dụng bồn nước nóng, suối nước nóng hoặc thậm chí tắm nước ấm để thư giãn trong khi mang thai nên được hạn chế cẩn thận. Đặc biệt trong ba tháng đầu, nhiệt độ cơ thể tăng lên do ngâm người trong nước nóng có thể dẫn đến những bất thường khi sinh hoặc doạ sẩy, do đó, điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc khuyến nghị này.
Ngoài ra phụ nữ mang thai cũng cần tránh bơi trong hồ và biển nếu thời tiết trở lạnh vì nhiệt độ nướcthấp có thể khiến cơ thể bị sốc hoặc dẫn đến bị bệnh, điều này không tốt cho em bé đang phát triển của bạn.
Đi bơi điều độ
Tập thể dục dưới nước có thể là một ý tưởng tuyệt vời khi mang thai, bởi vì có rất ít nguy cơ bị té ngã, và nước làm dịu cơn đau nhức khi mang thai mà nhiều phụ nữ gặp phải.
Nhưng bơi lội có thể trở nên không an toàn khi mang thai nếu bạn cố gắng sử dụng quá nhiều sức hoặc đi bơi quá nhiều. Giống như tất cả các hình thức tập thể dục khi mang thai, bạn nên ngừng bơi nếu bạn bắt đầu buồn nôn, bạn trở nên quá nóng hoặc bạn gặp bất kỳ dịch tiết âm đạo, chảy máu, hoặc cảm thấy đau bụng và xương chậu.
Các buổi bơi nên kéo dài khoảng 30 phút mỗi lần và giới hạn từ 3-5 lần một tuần.
Còn Clo thì sao?
Nếu bạn lo lắng về việc bơi trong bể bơi hoặc môi trường khác có clo, bạn sẽ rất vui khi biết rằng ít nhất một nghiên cứu năm 2010 cho thấy không có kết quả sinh nở tiêu cực nào liên quan đến hóa chất tẩy rửa trong bể bơi.
Trên thực tế, theo nghiên cứu đó, những phụ nữ bơi trong nước hồ bơi vào đầu và giữa thai kỳ có giảm nhẹ nguy cơ sinh non hoặc bị dị tật bẩm sinh so với người không tập thể dục!
Trong khi các nghiên cứu gần đây nêu lên mối lo ngại về việc thai nhi tiếp xúc với các sản phẩm phụkhử trùng nước trong bể bơi, các tác giả của nghiên cứu cho biết cần thêm dữ liệu và thông tin dài hạn.
Lợi ích của việc bơi lội khi mang thai là gì?
Tập thể dục nói chung được khuyến khích trong khi mang thai, vì nó giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chuẩn bị cho sự khắc nghiệt của chuyển dạ. Ngoài những lợi ích chung của hoạt động thể chất, việc đi bơi trong khi mang thai cũng mang lại lợi ích riêng:
- Bơi lội là một hình thức tập thể dục tác động thấp, vì vậy xương và khớp của bạn sẽ rất biết ơn bạn. Nước cũng sẽ giúp bạn nâng đỡ cơ thể khi trọng lượng cơ thể bạn tăng thêm trong quá trình mang thai.
- Ngủ ngon hơn! Giống như nhiều hình thức tập thể dục nhịp điệu, giấc ngủ đêm tốt hơn có thể đến từ việc dành một chút thời gian trong hồ bơi. Vì giấc ngủ có thể khó khăn ở nhiều thời điểm khác nhau trong thai kỳ, đây là một lợi ích không nên bỏ qua.
- Nước có thể là một hình thức giảm đau tuyệt vời, đặc biệt là khi mang thai bạn có thể bị sưng hoặc khó chịu do tăng cân. Ngay cả trong quá trình chuyển dạ thực sự của bạn, việc sử dụng vòi hoa sen, bồn tắm hoặc hồ nước có thể đóng vai trò như một biện pháp giảm nhẹ những cơn đau bạn có thể gặp phải.
- Bơi có thể giúp hệ thống thần kinh của thai nhi. Trong một thí nghiệm, một bà mẹ chuột mang thai khibơi đã thay đổi sự phát triển não bộ của chuột con theo những cách tích cực. Nghiên cứu này có thể chỉ ra rằng bơi lội có thể bảo vệ em bé chống lại tình trạng thiếu oxy máu (hypoxia-ischemia), một vấn đề về thần kinh, nhưng chúng ta cần có nhiều thông tin và nghiên cứu hơn.
- Bơi thường có thể được thực hiện một cách an toàn trong suốt cả thai kì. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về việc dừng lại một khi bạn đạt đến một thời điểm nhất định trong thai kỳ.
Mẹo bơi khi mang thai
Nếu bạn quyết định bơi trong khi mang thai, đây là một số mẹo để làm cho nó thú vị và an toàn nhất có thể:
- Tìm một bộ đồ bơi phù hợp. Khi mang thai, kích thước cơ thể của bạn sẽ thay đổi. Sẽ không tốt nếu bạn mặc những bộ đồ bơi chật chội và không phù hợp, vì vậy hãy đầu tư vào một bộ đồ bơi dành riêng cho bà bầu .
- Cẩn thận bước đi của bạn! Thành hồ bơi rất trơn trượt. Vì vậy hãy chắc chắn bạn đi bộ cẩn thận đểkhông bị té ngã, và cẩn thận trong cả phòng thay đồ hồ bơi, bạn cũng có thể dễ dàng bị trượt trên vũng nước.
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với tối thiểu SPF 30 khi bơi ngoài trời để tránh bị cháy nắng. Hãy nhớ bôi lại kem chống nắng thường xuyên và cân nhắc tránh bơi ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời hoạt động mạnh nhất.
- Giữ cơ thể đủ nước. Ngay cả khi bạn không cảm thấy khát, bạn vẫn có thể bị mất nước khi bơi. Cảm giác mát lạnh khi được bao quanh bởi nước có thể khiến bạn nghĩ rằng bạn vẫn ổn, nhưng bạn vẫn cần phải nghỉ ngơi để uống nước. Tránh đồ uống có cồn hoặc đồ uống có nhiều caffeine vì nó không tốt cho người mang thai cũng như sẽ làm tăng sự mất nước.
- Luôn luôn bơi với người khác xung quanh. Nếu bạn bơi trong một khu vực không có nhân viên cứu hộ, hãy mang theo người thân hoặc bạn bè.
Kết luận
Bơi lội không chỉ có thể làm giảm đau khi mang thai, mà còn mang lại các lợi ích sức khỏe khác như cải thiện giấc ngủ.
Thường được coi là một hình thức tập thể dục an toàn trong suốt cả thai kì, đi bơi chắc chắn là thứ đáng để theo đuổi nếu bạn có hứng thú.
Nguồn: healthline